Trợ lý ảo AI là gì? Top trợ lý ảo siêu nhất cho người Việt

Ứng dụng AI

Trong thời đại công nghệ 5.0, trợ lý ảo AI đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết, hỗ trợ người dùng tối ưu hóa các công việc hàng ngày. Bài viết dưới đây của Trường Doanh Nhân HBR sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về trợ lý ảo AI là gì và giới thiệu top 11 trợ lý ảo AI thông minh nhất hiện nay, giúp người dùng lựa chọn công cụ phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.

1. Trợ lý ảo AI là gì?

Trợ lý ảo AI (Artificial Intelligence Virtual Assistant) là phần mềm được xây dựng dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), có khả năng thực hiện các tác vụ giống như một trợ lý con người thông qua việc nhận diện giọng nói hoặc văn bản.

Những trợ lý này giúp người dùng thực hiện các tác vụ thường ngày như đặt lịch, trả lời câu hỏi, tìm kiếm thông tin… một cách nhanh chóng và tiện lợi. Trợ lý ảo AI thường sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để tương tác và hỗ trợ một cách hiệu quả.

2. Lợi ích nổi bật của việc sử dụng trợ lý ảo AI

Sử dụng trợ lý ảo AI giúp tối ưu hóa công việc và nâng cao hiệu suất làm việc. Dưới đây là những lợi ích nổi bật của trợ lý ảo AI:

  • Tiết kiệm thời gian: Trợ lý ảo AI tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại, giúp người dùng tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn.
  • Tăng cường hiệu suất: Với khả năng xử lý công việc nhanh chóng và chính xác, trợ lý ảo AI giúp tối ưu hoá và nâng cao hiệu suất làm việc
  • Cá nhân hóa trải nghiệm: Trợ lý ảo AI học hỏi từ thói quen và sở thích của người dùng để đưa ra các đề xuất phù hợp hơn.
  • Giao tiếp tự nhiên: Người dùng có thể giao tiếp với trợ lý ảo AI bằng giọng nói một cách mượt mà, giống như đang trò chuyện với một người bạn.
  • Tương tác 24/7: Trợ lý AI có thể hoạt động bất cứ lúc nào, đảm bảo rằng người dùng luôn nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
  • Điều khiển thiết bị qua giọng nói: Một trong những ưu điểm nổi bật của trợ lý ảo là khả năng nhận diện giọng nói một cách chính xác. Người dùng chỉ cần đưa ra lệnh thông qua các thiết bị kết nối internet, trợ lý ảo sẽ tiếp nhận, phân tích và thực hiện đúng yêu cầu

3. Top 11 trợ lý ảo AI uy tín nhất

Dưới đây là top 11 trợ lý ảo AI thông minh nhất mà người dùng có thể sử dụng như trợ thủ đắc lực trong công việc và học tập.

3.1. ChatGPT

ChatGPT là một trợ lý ảo AI phát triển bởi OpenAI, sử dụng mô hình ngôn ngữ GPT-4, có khả năng tạo ra các cuộc hội thoại mạch lạc và chi tiết dựa trên truy vấn của người dùng.

Tính năng hữu ích của trợ lý ảo này bao gồm:

  • Xử lý đa dạng ngôn ngữ: ChatGPT hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và có thể hiểu được các truy vấn phức tạp từ người dùng
  • Sáng tạo nội dung: ChatGPT có khả năng viết bài, tạo nội dung, trả lời câu hỏi chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực khác nhau
  • Hỗ trợ cá nhân hóa: Học hỏi từ các tương tác trước đó để đưa ra các câu trả lời phù hợp hơn

Nhược điểm:

  • Cần kết nối internet liên tục: Không hoạt động offline
  • Hiểu ngữ cảnh không hoàn hảo: Đôi khi không nắm bắt được ngữ cảnh phức tạp hoặc không rõ ràng

3.2. Laxis

Laxis là trợ lý AI dành cho các cuộc họp và phát triển bán hàng, tự động ghi chú và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh.

Tính năng hữu ích của trợ lý này bao gồm:

  • Tự động ghi chép và tóm tắt cuộc họp: Tạo ghi chú chi tiết và tóm tắt nội dung họp, giảm tải việc ghi chép thủ công.
  • Tích hợp dễ dàng với các nền tảng họp trực tuyến: Hỗ trợ tích hợp Zoom, Google Meet.
  • Phát triển khách hàng tiềm năng: Tự động hóa quy trình tiếp cận và theo dõi khách hàng.

Nhược điểm:

  • Giới hạn ngôn ngữ: Hỗ trợ hạn chế ngoài các ngôn ngữ chính, chưa phổ biến tại Việt Nam.
  • Phụ thuộc vào các nền tảng họp khác: Không thể hoạt động độc lập mà phải kết nối với các nền tảng như Zoom hay Google Meet

3.3. OtterPilot

OtterPilot là trợ lý cuộc họp AI, có khả năng tự động ghi âm và phiên âm các cuộc họp trực tiếp hoặc trên nền tảng trực tuyến.

Tính năng hữu ích của công cụ này bao gồm:

  • Tự động chụp trang trình bày: Tích hợp với các nền tảng họp để tự động ghi chú và chèn hình ảnh slide vào nội dung cuộc họp.
  • Ghi âm và phiên âm cuộc họp: Lưu lại toàn bộ nội dung cuộc họp bằng âm thanh và văn bản.
  • Tạo bản tóm tắt và gửi qua email: Tự động tổng hợp nội dung và gửi cho các thành viên sau cuộc họp.

Nhược điểm:

  • Tính năng miễn phí hạn chế: Bản miễn phí chỉ cho phép sử dụng một số tính năng nhất định.
  • Khả năng phiên âm đôi khi chưa hoàn hảo: Đặc biệt khi âm thanh không rõ hoặc nhiều tiếng ồn

 

3.4. Fireflies

Fireflies là trợ lý cuộc họp AI giúp ghi lại, phiên âm và tìm kiếm các cuộc hội thoại, từ đó giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy xuất thông tin.

Dưới đây là một số tính năng hữu ích của trợ lý ảo này:

  • Ghi âm và phiên âm cuộc họp: Hỗ trợ ghi âm trực tiếp từ nhiều nền tảng hội nghị khác nhau.
  • Cộng tác dễ dàng: Chia sẻ các ghi chú, đánh dấu các mục quan trọng trong cuộc hội thoại với các thành viên nhóm.
  • Tìm kiếm thông tin nhanh chóng: Khả năng tìm kiếm trong các cuộc hội thoại giúp tiết kiệm thời gian.

Nhược điểm:

  • Độ chính xác trong tìm kiếm: Tìm kiếm trong nội dung cuộc gọi đôi khi thiếu chính xác khi có nhiều tạp âm.
  • Chỉ hỗ trợ trên một số nền tảng giới hạn: Chưa tích hợp được với tất cả các nền tảng hội nghị

3.5. Siri (Apple)

Siri là trợ lý ảo AI của Apple, được tích hợp sẵn trên các thiết bị của hãng như iPhone, iPad, MacBook và Apple Watch. Siri có thể hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói.

Tính năng hữu ích của ứng dụng này bao gồm:

  • Thực hiện cuộc gọi và gửi tin nhắn: Giúp người dùng thao tác với điện thoại mà không cần sử dụng tay.
  • Tìm kiếm thông tin và điều khiển thiết bị thông minh: Hỗ trợ điều khiển các thiết bị trong hệ sinh thái Apple, từ khóa “Hey Siri”.

Nhược điểm:

  • Chỉ hoạt động tốt trong hệ sinh thái Apple: Siri hoạt động hạn chế khi không sử dụng trên thiết bị Apple.
  • Không hỗ trợ nhiều ngôn ngữ: Khả năng nhận diện ngôn ngữ ngoài tiếng Anh chưa hoàn thiện

3.6. Cortana (Microsoft)

Cortana là trợ lý ảo AI của Microsoft, hỗ trợ người dùng chủ yếu trên các thiết bị Windows và các ứng dụng của Microsoft.

Một số tính năng hữu ích:

  • Tích hợp với bộ công cụ Office: Hỗ trợ quản lý lịch làm việc, nhắc nhở, tạo và chỉnh sửa tài liệu Office.
  • Quản lý thời gian và tác vụ: Giúp người dùng sắp xếp lịch làm việc, nhắc nhở theo thời gian thực.

Nhược điểm:

  • Không hỗ trợ tiếng Việt: Cortana hiện chưa hỗ trợ tiếng Việt, làm giảm tính tiện dụng tại Việt Nam.
  • Hạn chế ngoài hệ sinh thái Microsoft: Không tích hợp với nhiều thiết bị ngoài Window

 

3.7. Alexa (Amazon)

Alexa là trợ lý ảo AI của Amazon, được tích hợp chủ yếu với các thiết bị thông minh như loa Amazon Echo và các thiết bị gia dụng thông minh khác.

Tính năng hữu ích:

  • Điều khiển thiết bị gia đình thông minh: Quản lý các thiết bị trong nhà như đèn, TV, máy điều hòa.
  • Trả lời câu hỏi, đọc tin tức và phát nhạc: Cung cấp thông tin về thời tiết, tin tức và giải trí thông qua các dịch vụ của Amazon.

Nhược điểm:

  • Tối ưu hóa cho hệ sinh thái Amazon: Alexa hoạt động tốt nhất trong hệ sinh thái Amazon, hạn chế khi sử dụng với các sản phẩm khác.
  • Phụ thuộc vào kết nối internet: Cần kết nối internet ổn định để hoạt động

3.8. Google Assistant

Google Assistant là trợ lý ảo AI của Google, có mặt trên các thiết bị Android và một số thiết bị gia dụng thông minh khác. Hiện tại, Google Assistant được đánh giá là một trong những trợ lý AI tiên tiến nhất.

Trợ lý ảo này có một số tính năng hữu ích sau

  • Hỗ trợ tiếng Việt: Google Assistant là một trong số ít trợ lý AI hỗ trợ tiếng Việt, giúp người dùng Việt dễ dàng sử dụng.
  • Điều khiển nhà thông minh và tìm kiếm thông tin: Tích hợp sâu với hệ sinh thái Google, giúp điều khiển nhà thông minh và tìm kiếm thông tin dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào các dịch vụ của Google: Các tính năng hoạt động tốt nhất khi người dùng sử dụng các dịch vụ của Google.
  • Yêu cầu nhiều quyền riêng tư: Cần truy cập sâu vào thông tin cá nhân để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng

3.9. Javis 

Jarvis là một trợ lý ảo thông minh được phát triển bởi nhà sáng lập của Facebook. Được thiết kế không chỉ để hỗ trợ các tác vụ đơn giản trên điện thoại, Jarvis là một hệ thống điều khiển thông minh có thể tích hợp với nhiều thiết bị trong gia đình.

Tính năng ưu việt của Jarvis:

  • Tích hợp với thiết bị thông minh: Jarvis có khả năng kết nối và điều khiển nhiều thiết bị trong gia đình như đèn, máy điều hòa, rèm cửa, và các hệ thống an ninh. Người dùng có thể dễ dàng ra lệnh bằng giọng nói để kiểm soát toàn bộ ngôi nhà một cách tiện lợi.
  • Bảo vệ an ninh: Jarvis không chỉ là một trợ lý ảo mà còn hoạt động như một hệ thống bảo vệ ngôi nhà. Nó có thể giám sát các hoạt động trong nhà và phát hiện các mối nguy hiểm tiềm ẩn, giúp người dùng duy trì sự an toàn cho ngôi nhà.
  • Hỗ trợ chăm sóc trẻ em: Jarvis cũng có thể đảm nhận các công việc như theo dõi trẻ em, điều chỉnh các thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc và giám sát, giúp gia đình có thêm sự an tâm.

Nhược điểm của Jarvis:

  • Khả năng tương thích hạn chế: Mặc dù Jarvis tích hợp với nhiều thiết bị thông minh, nhưng hiện tại, không phải tất cả các thiết bị đều tương thích. Điều này có thể gây khó khăn cho những người dùng có hệ sinh thái thiết bị phức tạp
  • Phụ thuộc vào kết nối internet: Jarvis yêu cầu kết nối internet liên tục để hoạt động. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong mạng có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các tác vụ của trợ lý này.

3.10. Socratic

Socratic là trợ lý AI giáo dục, hỗ trợ học sinh làm bài tập và giải thích các khái niệm toán học, khoa học phức tạp.

Tính năng hữu ích:

  • Nhận dạng văn bản và giọng nói: Hỗ trợ học sinh giải bài tập bằng cách chụp ảnh hoặc nhập văn bản các câu hỏi. Socrates sẽ phân tích và cung cấp câu trả lời cùng lời giải chi tiết.
  • Hỗ trợ đa môn học: Ngoài toán học, Socrates còn hỗ trợ các môn khoa học và nghiên cứu xã hội, cung cấp giải thích rõ ràng và minh họa trực quan.
  • Tương tác tức thì: Ứng dụng hỗ trợ người dùng học tập một cách chủ động bằng việc cung cấp phản hồi nhanh và chính xác.

Nhược điểm:

  • Chưa phổ biến rộng rãi: Ứng dụng chưa được triển khai mạnh mẽ tại nhiều quốc gia, nên người dùng ở một số nơi có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận.
  • Hạn chế ngôn ngữ: Hiện tại, Socrates chưa hỗ trợ nhiều ngôn ngữ ngoài tiếng Anh

3.11. Bixby (Samsung)

Bixby là trợ lý AI của Samsung, được tích hợp vào các thiết bị di động và gia dụng của hãng. Mục tiêu của Bixby là tạo ra trải nghiệm người dùng liền mạch trên các thiết bị điẹn tử trong hệ sinh thái Samsung.

Tính năng hữu ích của ứng dụng này bao gồm:

  • Điều khiển thiết bị thông minh: Bixby có khả năng điều khiển các thiết bị Samsung như điện thoại, TV, tủ lạnh, máy giặt bằng giọng nói, giúp quản lý nhà thông minh dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và giọng nói tự nhiên: Bixby có thể hiểu các lệnh thoại bằng nhiều ngôn ngữ và đưa ra phản hồi bằng giọng nói tự nhiên.
  • Tích hợp với các ứng dụng Samsung: Bixby được tích hợp sẵn trên các thiết bị Samsung, giúp người dùng thao tác dễ dàng với các ứng dụng như Samsung Health, Samsung SmartThings và nhiều ứng dụng khác.

Nhược điểm:

  • Hạn chế trong hệ sinh thái Samsung: Bixby hoạt động tốt nhất trên các thiết bị Samsung, và khả năng tương tác với các thiết bị hoặc ứng dụng của bên thứ ba còn hạn chế.
  • Không hỗ trợ tiếng Việt hoàn toàn: Mặc dù hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, nhưng khả năng tương tác bằng tiếng Việt chưa thực sự mượt mà

4. Cách tạo trợ lý ảo AI cho riêng mình với ChatGPT

Hiện nay, ChatGPT được đánh giá là một trong những trợ lý ảo AI phổ biến nhất, được người dùng thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực tin tưởng sử dụng. Không chỉ được dùng để trả lời tất cả những câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, người dùng có thể tự tạo ra một trợ lý ChatGPT để phục vụ nhu cầu công việc của riêng mình.

Dưới đây là cách tạo ra một trợ lý ảo AI thông minh nhằm phục vụ các mục đích công việc cụ thể của cá nhân người dùng.

Bước 1: Đăng ký tài khoản ChatGPT Plus

  • Điều kiện tiên quyết để tạo một trợ lý ảo ChatGPT cho riêng mình là người dùng cần phải có tài khoản ChatGPT Plus.
  • Người dùng cần đăng ký tài khoản bằng cách vào trang chat.openai.com và chọn gói Plus

Bước 2: Truy cập vào GPT Builder

Tiếp theo, người dùng cần truy cập vào GPT Builder:

  • Truy cập vào trang web Chat GPT Plus
  • Ở cột bên trái, hãy chọn “Explore”

 

Bước 3: Bắt đầu tạo ChatGPT của riêng mình

Dưới đây là các thao tác cụ thể để ChatGPT cho riêng mình:

  • Nhấn vào nút “Create a GPT” trong giao diện ChatGPT
  • Sau đó, GPT Builder sẽ hỏi: “What would you like to make?”.
  • Người dùng cần nhập mục đích muốn tạo ChatGPT của riêng mình, ví dụ như: “GPT chuyên về marketing”, “GPT phân tích dữ liệu”, hoặc “GPT hỗ trợ bán hàng”.

 

Bước 4: Đặt tên và chọn hình đại diện cho ChatGPT của riêng mình

Tiếp theo, người dùng cần đặt tên và chọn hình đại diện cho ChatGPT của riêng mình:

  • Sau khi người dùng mô tả mục tiêu về ChatGPT lý tưởng của mình, GPT Builder sẽ tự động gợi ý tên và hình đại diện cho GPT của người dùng
  • Nếu không hài lòng với tên hoặc hình ảnh, người dùng có thể đổi tên và yêu cầu hình ảnh khác bằng cách nhập vào các yêu cầu cụ thể, ví dụ: “I want it to be more colorful” để hình đại diện có nhiều màu sắc hơn

Bước 5: Tải lên dữ liệu cho Chat GPT

Đây là bước vô cùng quan trọng với mục đích nạp kiến thức đầu vào để ChatGPT đưa ra những câu trả lời sát nhất với nhu cầu cụ thể của người dùng.

Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể tạo ra một trợ lý ChatGPT dành riêng cho nhân viên truyền thông nội bộ. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần cung cấp các kiến thức như lịch sử hình thành và phát triển, văn hoá, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp, thông tin nhân sự cho trợ lý ChatGPT này. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

  • Nhấn vào “Knowledge” trong giao diện.
  • Chọn “Upload Files” để tải lên các tài liệu mà GPT sẽ sử dụng để trả lời câu hỏi của riêng người dùng. Người dùng có thể tải lên file với định dạng PDF, PowerPoint, Word…
  • Người dùng càng tải lên nhiều tệp và càng nhiều thông tin, ChatGPT sẽ càng học được nhiều kiến thức và trả lời chính xác hơn

Bước 6: Tùy chỉnh cách GPT trả lời

Để tuỳ chỉnh cách ChatGPT tương tác với mình, người dùng thực hiện các thao tác sau:

  • Nhấn vào tab “Configure” để tùy chỉnh các hướng dẫn (instructions) cho chatbot
  • Thêm hướng dẫn để GPT trả lời theo ý muốn, ví dụ: “Trả lời ngắn gọn” hoặc “Trả lời dưới dạng bảng khi có câu hỏi so sánh”
  • Thêm câu hỏi mẫu để người dùng mới biết cách bắt đầu trò chuyện với GPT của bạn

Bước 7: Chọn các tính năng bổ sung 

Tiếp theo, hãy bật/tắt các tính năng nâng cao như:

  • Web Browsing (GPT duyệt web).
  • Image Generation (GPT tạo hình ảnh).
  • Code Interpreter (GPT phân tích và xử lý mã).

Bước 8: Lưu và chia sẻ GPT

Cuối cùng, sau khi hoàn tất quá trình tạo Chat GPT của riêng mình, người dùng có thể lưu lại và chia sẻ với mọi người xung quanh:

  • Sau khi hoàn tất quá trình tạo ChatGPT của riêng mình, hãy nhấn nút “Save” để lưu GPT
  • Chọn chế độ chia sẻ thích hợp: “Only me” (Chỉ một mình tác giả được sử dụng), “Only people with a link” (Chia sẻ qua link), “Public” (Công khai cho mọi người cùng sử dụng)

Sự phát triển mạnh mẽ của trợ lý ảo AI đã mang lại nhiều tiện ích vượt trội trong công việc và cuộc sống, giúp người dùng nâng cao hiệu suất và tiết kiệm thời gian. Hy vọng thông qua bài viết này của Trường Doanh Nhân HBR, bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về trợ lý ảo AI và lựa chọn được trợ lý phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Đừng ngần ngại áp dụng những tips sử dụng hiệu quả để tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ AI!

Nguồn: HBR

Viết một bình luận

Đăng ký thành viên

Nhận tin bài và ưu đãi giá trị từ AI Doanh Nghiệp

Bài viết liên quan